Đối với mỗi vạt da, dù là vạt có cuống mạch liền (ví dụ vạt TRAM), hay vạt tự do (như vạt DIEP) đều có động mạch nuôi đi vào và tĩnh mạch dẫn máu ra. Khi dòng máu chảy vào hay sự dẫn lưu máu tĩnh mạch gặp trục trặc, khi đó vạt da có nguy cơ bị chết và hoại tử sau đó. Sớm nhận biết được sự trục trặc này có thể cứu được vạt bằng cách đưa bệnh nhân trở lại phòng mổ để sửa chữa miệng nối, khâu thêm miệng nối tĩnh mạch để tăng cường dẫn lưu, hảy chỉ đơn giản đặt lại vị trí của cuống mạch. Sự thành công trong việc giải cứu vạt da phụ thuộc rất nhiều vào việc hạn chế tối đa khoảng thời gian vạt trong tình trạng trục trặc. Do đó chẩn đoán sớm là tối quan trọng.
Tắc động mạch ít gây hại tới vạt da hơn tắc tĩnh mạch. Khi tắc tĩnh mạch, máu tiếp tục được đưa đến vạt qua động mạch và không được dẫn lưu. Vạt da trở nên xung huyết và có thể có màu hơi xanh và sau đó là màu hơi tím bầm (đôi khi ở những người có da trắng có thể quan sát hiện tượng tắc tĩnh mạch sớm khi trên da nổi những đưỡng vân tím phía ngoại vi, sau đó dần dần giống như nổi bàn đồ (vân tím, nổi bông) trên da; nếu nhận biệt được khi này có thể cố gắng can thiệp bằng thuốc kháng đông, thở oxi, kê cao chân... có thể thành công). Vạt trở nên căng cứng, sưng phồng lên. Vạt da có thể cố gắng tự giảm áp lực bằng cách chảy máu từ mép da, khi đó sẽ dẫn đến tụ máu. Khi này nếu châm kim vào vạt sẽ thấy máu thẫm màu chảy ra nhanh. Cuối cùng động mạch sẽ bị tắc thứ cấp. Khi tình trạng này xảy ra hầu hết vạt không thể cứu được. Tắc tĩnh mạch hay gặp hơn và thường cứu được nếu phát hện sớm.
Khi động mạch tắc, vạt da sẽ trở nên trắng bạch. Không có sự đổ đầy mao mạch. Châm kim sẽ không chay máu. Trừ khi việc cấp máu được khôi phục không thì vạt sẽ chết.
Đánh giá vạt da nên bao gồm việc đánh giá sự mềm mại của vạt da, màu sắc, và sự đổ đầy mao mạch. Đánh giá lâm sàng thì cần thiết và bắt buộc trong quá trình theo dõi vạt. Sự đổ đầy mao mạch dễ quan sát nhất khi sự dụng vòng tròn từ tay cầm của kelly (thực tế thường dùng tay ấn nhẹ lên da). Sự làm đầy mao mạch nên từ 1.5-2.5 giây. Đổ đầy mao mạch nhanh có thể biểu hiện của tình trạng tắc tĩnh mạch. Sự đổ đầy mao mạch đôi khi khó quan sát. Điều này có thể xay ra trên bệnh nhân da màu, hematocrit thấp, hay bệnh nhân bị co mạch. Nếu sự đổ đầy mao mạch không quan sát được việc tiếp theo nên làm là châm kim vào vạt. Chảy máu tự động xảy ra trong vòng 20-30 giây. Dùng kim số 25 châm nhẹ vào lớp dưới da rồi rút ra để gây chảy máu trên mặt da. Nếu châm 1 lần không chảy máu, có thể thử lần thứ 2. Khi hematocrit thấp, thường mạch máu bị co thắt, để máu chảy có thể mất tới 30 giây, và sự đổ đầy mao mạch có thể không quan sát được. Nên cân nhắc truyền máu cho bệnh nhân và theo dõi sát.
Nhiệt độ không bao gồm trong việc đánh giá vì nó không đáng tin cậy. Ví dụ nếu vạt da dùng để tạo hình ngực thì khi đó đa số nó bị chôn dưới da bệnh nhân. Khi đó vạt da sẽ ấm dù dằng có được tưới máu hay không.
Một vạt da đã bị tắc và đã được gải cứu thì rất khó để đánh giá. Nếu vạt da này đã từng bị tắc tĩnh mạch thì sẽ có màu hơi xanh. Việc thăm khám những lần tiếp theo sẽ rất quan trọng. Nếu vạt da trở nên xanh hơn, sưng nề hơn, có thể cho thấy sự đãn lưu tĩnh mạch không đủ. Trong tình huống này cần thiết phải can thiệp để tránh hỏng vạt. Người ra trực và người nhận trực nên đánh giá vạt da cùng nhau để thống nhất về tình trạng của vạt.
Nếu bạn có trách nhiệm đánh giá vạt, không bao giờ chấp nhân bất cứ trường hợp nào trừ khi vạt khỏe mạnh. Nếu cần thiết phải hỏi ý kiến người khác thì không nên chần trừ. Một nội trú nên gọi cho nộ trú lớn hơn trước tiên; một y tá nên gọi một y tá có kinh nghiệm hơn hay nội trú để đánh giá lần 2. Nếu việc đánh giá lần 2 không tin cậy, hay vẫn không rõ ràng về tình trạng của vạt, thì khi này cần tìm sự trợ giúp khác. Trách nhiệm của bạn chưa kết thúc cho đến khi bạn chắc chắn rằng vạt khỏe mạnh hay người có trách nhiệm xác nhận. Luôn nhớ rằng, trong việc trục trặc mạch máu của vạt thì thời gian là điều cốt yếu.
Một vạt da bị tắc tĩnh mạch và đã được giải cứu thường vẫn còn màu hơi xanh nhưng dần dần sẽ trở nên hồng và khỏe mạnh.
Việc đánh giá lâm sàng có thể được hỗ trợ bởi thiết bị theo dõi ViOptix. (ở ta chưa có thiết bị này; có miếng dán lên da vạt và nó sẽ đo liên tục sự oxi hóa của mô. Thiết bị này khác biệt với thiết bị đo oxi mạch máu vốn đo sự oxi hóa trong máu. Việc giảm oxi hóa mô có thể cho biết tình trạng tắc mạch. Do giá trị bình thường của oxi mô khác nhau đối với mỗi bệnh nhân và mỗi vạt, nên việc hiểu biết kĩ lưỡng thiết bị thì cần thiết để giải thích kết quả. Thiết bị này có thể cho biết sự trục trặc của mạch máu của vạt trước nhận định lâm sàng.
Việc cung cấp oxi qua xông mũi giúp nân độ bão hòa oxi hóa mô ở vạt, và có thể giúp bảo vệ, kéo dài thời gian có thể để cứu vạt.
Tư thế của bệnh nhân, ví dụ đứng hay nằm ngửa cũng có thể thay đổi sự bão hòa oxi mô của vạt. Nếu nghi ngờ vạt có vấn đề khi đứng nên đánh giá lại vạt khi nằm và cho thở oxi.
Câu hỏi:
1.Một khối máu tụ ở vùng nhận không cần bất cứ hành động nào nếu vạt khỏe mạnh?
Sai
2.Khi đanh giá vạt luôn luôn nên châm kim?
Sai
3.Một vạt da ấm luôn luôn là một vạt da khỏe mạnh?
Sai
4.Một vạt da không chảy máu tự động trong lần châm thứ nhất nhưng xảy ra ở lần châm kim thứ 2 sau 20 giây là một vạt da khỏe mạnh?
Đúng
5.Nếu một vạt da có sự đổ đầy mao mạch 2 giây và hồng, lúc này không cần phải đánh giá thêm vạt?
Đúng
6.Sự đổ đầy mao mạch 1 giây có nghĩa....
(Tắc tĩnh mạch)
7.Nếu một vạt da đã được đánh giá và nghĩ là bị tắc mạch, hành động đúng là ....
(Gọi cho người chịu trách nhiệm và có hiểu biết hơn)
Xem bản gốc tại đây